Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Vén màn sự bùng nổ của thị trường khách sạn tại Việt Nam

Rubix Navigation, Skift
17 tháng 01 năm 2019, 14:32 GMT + 7
  • Theo thống kê của STR Global, Việt Nam hiện có 781 khách sạn đang hoạt động với 93.261 phòng, và 124 khách sạn đang phát triển với tổng số phòng dự kiến là 38.683 phòng. 

Nhiều chuyên gia khách sạn nhận định, nguyên nhân tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam đầu tiên xuất phát từ việc quốc gia Đông Nam Á này là một điểm đến tuyệt vời để du lịch cũng như sinh sống và làm việc. Đối với khách du lịch, Việt Nam là xứ sở của những nền văn hóa lâu đời, các địa danh lịch sử và nhiều bờ biển đẹp. Lượng khách doanh nhân và khách MICE tới Việt Nam cũng ngày càng tăng trong những năm gần đây, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định của nền kinh tế, các cơ hội làm ăn hấp dẫn, bên cạnh các chính sách ưu đãi của chính phủ. 

Thứ hai phải kể đến việc sự tăng trưởng trong ngành du lịch tại Việt Nam đã vượt qua cả Thái Lan, khi quốc gia này chỉ mất bảy năm để đạt được 15 triệu du khách quốc tế còn Thái Lan mất 25 năm để đạt được lượng khách tương đương. Năm 2018, theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15.497.791 lượt, tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm (năm 2015 đạt 7.943.651 lượt). Trong đó, các nước gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ có số lượt khách du lịch tới Việt Nam nhiều nhất. Trong lĩnh vực khách sạn, các điểm nghỉ dưỡng của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc đang được đánh giá có sự phát triển vượt qua nhiều nước trong khu vực, trong đó có Thái Lan. Hay trong thời gian đảo Boracay (Philippines) đóng cửa, rất nhiều hoạt động kinh doanh về nghỉ dưỡng, giải trí đã chuyển hướng sang thị trường Việt Nam.

Việt Nam hiện có 781 khách sạn đang hoạt động và 124 khách sạn đang phát triển

Thứ ba là cơ chế chính sách hấp dẫn. Khi nền kinh tế ổn định trở lại, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ du lịch, đặc biệt là xây dựng các cảng hàng không và đường cao tốc. Sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân trong nước và quốc tế như Air Asia hay Vietjet Air cũng góp phần làm sôi động thị trường du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đồng thời thông qua các chính sách miễn thị thực cho người dân ở một số nước nhất định khi vào du lịch Việt Nam. Kể từ tháng 01/2019, công dân của 24 quốc gia khi tới Việt Nam du lịch được miễn thị thực nhập cảnh. Cuối cùng, việc Việt Nam nới lỏng luật sở hữu bất động sản cho người nước ngoài từ năm 2015 là chất xúc tác cho sự bùng nổ của các khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng (condotel), đặc biệt khi lãi suất cho vay đang nằm ở mức thấp trong lịch sử. 

Ở khía cạnh đầu tư, Việt Nam là một thị trường màu mỡ với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, dân số gần 100 triệu dân có mức sống cũng như nhu cầu hàng hóa, dich vụ ngày càng tăng cao. Năm 2018, lĩnh vực bất động sản tại đây đã thu hút 6,6 tỷ USD vốn FDI đăng ký. Trong thời gian tới, khi nhiều doanh nghiệp đang tìm kênh đầu tư thay vì cho vay, giữ trong ngân hàng hay mua trái phiếu hoặc chuyển khỏi các thị trường như Trung Quốc do lo ngại tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thì thị trường khách sạn Việt Nam sẽ là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn khó có thể bỏ qua.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.