Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Giá phòng khách sạn tại châu Á tăng vọt

Rubix Navigation
14 tháng 03 năm 2023, 13:04 GMT + 7
  • Giá phòng khách sạn tại châu Á tăng vọt, đặc biệt là ở phân khúc hạng sang.

Ông Alan Watts, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của tập đoàn khách sạn Hilton, cho biết giá phòng khách sạn đang ở mức “cao nhất mọi thời đại” do nhu cầu du lịch được thúc đẩy mạnh mẽ sau đại dịch.
Theo báo cáo, giá phòng trung bình hàng ngày của Hilton trên toàn cầu trong Q4/2022 đã tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019. Hai tập đoàn khác là Marriott và IHG cũng chứng kiến tỷ lệ tăng 13% trong khi Hyatt đạt mức 14%. Tại các thị trường ở APAC, giá phòng thậm chí còn ở mức cao hơn.

Giá phòng tại châu Á tăng vọt
Ông Watts cho biết sự bùng nổ du lịch ở APAC là “một hiện tượng”, đặc biệt tại các thị trường mà du khách Trung Quốc đặt chân đến.
Giá phòng khách sạn trung bình trên khắp khu vực Đông Nam Á đã tăng hơn 10% kể từ năm 2022, theo nền tảng đặt phòng Traveloka.
Giám đốc Chiến lược của Traveloka, Joydeep Chakraborty, cho biết giá phòng đã tăng hơn 45% tại các điểm đến đang thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất.
Ông nói: “Mức tăng đáng kể nhất được ghi nhận ở Bali, Bangkok, Phuket và Singapore. Trong đó, Bangkok đứng đầu bảng xếp hạng với mức tăng hơn 70% và Singapore xếp sau với tỷ lệ hơn 40%.
Ctrip, nền tảng đặt phòng hàng đầu ở Trung Quốc, cũng cho biết giá phòng khách sạn trung bình ở Bangkok đã tăng khoảng 70% vào cuối tháng Một vừa qua.
Phân khúc hạng sang tăng nhiều nhất
Ông Chakraborty cho biết việc tăng giá diễn ra mạnh mẽ nhất ở phân khúc cao cấp, với nhu cầu ngày càng lớn từ khách Trung Quốc. Một báo cáo do Morgan Stanley công bố vào ngày 07/02 cũng cho thấy sự quan tâm của du khách Trung Quốc đối với việc lưu trú tại các khách sạn sang trọng đã tăng từ 18% lên 34% từ năm 2022 đến năm 2023.
Theo phân tích của công ty dữ liệu Adara vào tháng Hai, du khách Trung Quốc đang chi tiêu nhiều hơn đáng kể cho việc thuê phòng khách sạn. Ít khách Trung Quốc đặt phòng có giá dưới 100 USD/đêm, trong khi số người sử dụng các phòng có giá từ 400 USD/đêm trở lên đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn 2019 - 2023.
Ngoài ra, vé của các chuyến bay quốc tế đã tang gấp đôi, thậm chí gấp ba tại nhiều thị trường khu vực. Thông báo mở cửa trở lại bất ngờ của Trung Quốc - được đưa ra vào thời điểm các ca nhiễm Covid-19 gia tăng trên khắp đất nước này - đã khiến các hãng hàng không chưa kịp tăng cường kết nối chuyến bay với Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu du lịch nước ngoài.
Kết quả là số lượng chỗ ngồi bị hạn chế và giá vé bị đẩy lên quá cao. Với các chuyến bay khứ hồi giữa San Francisco và Thượng Hải vào tháng Ba, United Airlines đã tính phí gần 4.000 USD ở hạng phổ thông và hơn 18.000 USD ở hạng thương gia.
Khó duy trì mức tăng giá
Có những bằng chứng cho thấy giá phòng khách sạn cao như hiện nay sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, hoặc thay đổi theo hướng tăng giảm thất thường khi ngành du lịch tại APAC vẫn đang nỗ lực trở lại trạng thái bình thường.
Theo nền tảng đặt phòng Kayak, giá khách sạn trên toàn khu vực đang có xu hướng tăng lên, nhưng một số khách sạn có mức giá trung bình cao nhất đã bắt đầu hạ nhiệt. Kayak cho biết giá phòng đã giảm 36% ở Bangkok từ tháng Một đến tháng Hai vừa qua, trong khi Singapore chứng kiến tỷ lệ giảm là 33%. Tuy nhiên khi so sánh với hai tháng đầu năm ngoái, thì mức tăng đạt 70% ở Hồng Kông và 73% ở Tokyo. Người phát ngôn của Kayak cho biết điều này chứng tỏ “nhu cầu tổng thể” đã làm tăng giá phòng.
Tốt cho ngành khách sạn, khó khăn cho du khách
Ông Chakraborty cho biết, việc tăng giá đang giúp các khách sạn bù đắp khoản lỗ đáng kể trong 3 năm qua và có khả năng “thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa”.
Nhưng điều mà các khách sạn coi là “tăng trưởng” này lại là trở ngại với du khách, vốn đang bị thu hẹp chi tiêu khi chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng.
Tuy vậy, việc giá phòng khách sạn tăng ở mức hai con số có thể không làm du khách Trung Quốc lo lắng. Theo các nhà kinh tế, họ dường như không phải chịu áp lực như các thị trường khác.
“Chúng tôi không ngạc nhiên với việc giá khách sạn hạng sang tăng sau khi Trung Quốc đại lục mở cửa trở lại với du lịch quốc tế, do đây là thị trường du lịch ra nước ngoài lớn nhất thế giới trước đại dịch. Vai trò của du khách Trung Quốc đặc biệt lớn đối với các nền kinh tế phụ thuộc và du lịch như Thái Lan”, ông David Mann, nhà kinh tế trưởng tại Viện Kinh tế Mastercar, cho biết.
Ông cho biết tình trạng của ngành du lịch APAC trước và sau khi Trung Quốc đột ngột nới lỏng các hạn chế chống dịch tương tự “một người nhảy bungee vừa chạm đến đáy và đang bắt đầu đi lên”.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.