Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Co-living phát triển mạnh mẽ tại các siêu đô thị ở châu Á

Rubix Navigation
28 tháng 01 năm 2022, 13:54 GMT + 7
  • Co-living được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ tại châu Á nhờ sự mở rộng của nền kinh tế chia sẻ, quá trình số hóa mạnh mẽ và cơ cấu dân số trẻ.

Châu Á đang trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư và nhà phát triển co-living nhờ cơ cấu dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa cao.

Thị trường co-living tại đây ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư lớn, bất chấp sự sụp đổ của We Work vào năm 2019. 

Trong năm 2019, quỹ đầu tư mạo hiểm lâu đời của Mỹ Sequoia đã chọn Rukita, nhà phát triển co-living có trụ sở tại Jakarta, trở thành một trong những công ty đầu tiên nhận vốn từ chương trình Surge chuyên cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ và Đông Nam Á. 

Quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ Warburg Pincus cũng đã rót vốn vào ba công ty liên doanh về co-living ở Trung Quốc đại lục và một doanh nghiệp khác ở Hồng Kông. Một số nhà đầu tư khác bao gồm General Atlantic của Mỹ, quỹ đầu tư GIC của chính phủ Singapore và tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc cũng đã tham gia cuộc chơi.

lyf Funan singapore

Các nhà đầu tư mạo hiểm tin rằng nền kinh tế chia sẻ đang mở rộng từ lĩnh vực vận tải (với Uber, Grab là những cái tên nổi bật) sang lĩnh vực bất động sản khi con người ngày càng ưu tiên việc tiếp cận hàng hóa và dịch vụ nhanh hơn với mức giá hợp lý hơn thay vì nắm sở hữu. Tâm lý đầu tư tích cực này được duy trì bất chấp sự sụp đổ của nhà phát triển co-working We Work, được hỗ trợ bởi tập đoàn SoftBank của Nhật Bản, khi mức định giá lao dốc từ 47 tỷ USD xuống còn dưới 6 tỷ USD vào năm 2019.

John Riady, thành viên thế hệ thứ ba trong gia đình tài phiệt đang kiểm soát tập đoàn đa ngành Lippo của Indonesia, cho biết: “Co-living là một mô hình kinh doanh tốt hơn nhiều so với co-working, miễn là co-living không đi theo chiến lược định giá như We Work”. Lippo đã rót vốn vào Cove, một công ty co-living của Singapore.

Sức hấp dẫn của co-living tại châu Á đối với các nhà đầu tư trong khu vực và từ Mỹ ngày càng mạnh mẽ. Hơn 2/3 thế hệ trẻ ở châu Á hiện sống với cha mẹ và chỉ 11% có nhà riêng, thấp hơn mức trung bình 15% trên toàn cầu. Nhiều người trong số đó sống ở xa trung tâm thành phố và phải vượt qua một quãng đường dài để đến nơi làm. Tình trạng còn tệ hơn tại những thành phố như Jakarta, nơi có cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt tồi tệ.

Cả hai mô hình co-living và co-working đều hướng đến việc tiếp nhận các bất động sản chưa được sử dụng hết, sau đó sử dụng công nghệ để tiếp cận khách hàng và biến chúng trở nên hấp dẫn hơn. Trong khi co-working và hot-desking (chia sẻ chỗ làm việc) giúp cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, thì co-living mang lại nhiều lợi ích về môi trường sống và phong cách sống cho giới trẻ tại thành thị với mức chi phí hợp lý.

Sachin Doshi, nhà sáng lập Weave Co-Living ở Hồng Kông, đã nhận được 181 triệu đô la từ Warburg Pincus, cho biết: “Co-living mang lại một không gian sống vừa riêng tư vừa có tính chia sẻ. Giới trẻ thuộc thế hệ millennials thường muốn có một cuộc sống năng động và tài chính linh hoạt thay vì phải gánh trên vai khoản nợ mua nhà”.

Ông Doshi cho biết hầu hết các nhà phát triển lớn nhất Hồng Kông đã tiếp cận ông. Trong đó, Warburg có kế hoạch đầu tư 430 triệu USD vào doanh nghiệp này và sẽ rót vốn theo từng giai đoạn.

lyf Funan singapore

Hiện nay, millennials sống ở các thành phố đông đúc của châu Á không chỉ chấp nhận một căn hộ nhỏ hơn, họ còn định nghĩa về không gian sống theo cách khác biệt so với thế hệ cha mẹ họ. Ví dụ, khu vực bếp tại các căn hộ co-living thường nhỏ hơn do hầu hết khách thuê có thể gọi đồ ăn bên ngoài rất dễ dàng. Hmlet, một nhà phát triển co-living được Sequoia rót vốn, đã chuyển đổi khu vực đỗ xe tại một trong các dự án trở thành một quán cà phê.

Nhu cầu đối với co-living tại châu Á đang vượt trội so với co-working, ít nhất là cho đến khi millennials quyết định kết hôn và sinh con. Một nguyên nhân nữa là bởi khách thuê tại châu Á thường bị lép vế trước cả chủ nhà truyền thống nhiều hơn so với các thị trường khác.

Tại Hồng Kông, khả năng chi trả cho nhà ở ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Sự bất bình đẳng và khan hiếm nguồn cung nhà ở giá rẻ đã đẩy nhiều người dân tại đây vào tình trạng đi thuê nhà cả đời hoặc phải sống trong những căn nhà “quan tài” có diện tích chỉ vài mét vuông.

Tại Trung Quốc đại lục, nhiều người dân buộc phải thuê nhà thay vì mua nhà do chính quyền yêu cầu phải có giấy phép để mua bất động sản ở các thành phố lớn. Đây được coi là một nỗ lực của Bắc Kinh để kiểm soát di cư nội địa.

Thị trường Indonesia lại có những đặc thù riêng. Chủ sở hữu có thể yêu cầu khách hàng trả trước 12 tháng tiền thuê nhà, mặc dù điều này kéo theo tỷ lệ lấp đầy thấp. Đơn giản là bởi họ muốn tránh việc khách hàng thương lượng mức giá thấp hơn cho các lần thanh toán sau.

Không chỉ vậy, rất ít trường đại học ở Jakarta cung cấp chỗ ở cho sinh viên. Sabrina Soewatdy, nhà đồng sáng lập Rukita, cho biết: “Chủ nhà vẫn đang xây dựng thêm nguồn cung nhưng lại không đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Chúng tôi đang giúp họ đưa những sản phẩm dư thừa này ra thị trường và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất”.
Trong vài thập kỷ qua, bất động sản là động lực chính mang lại sự giàu có và thịnh vượng cho giới tài phiệt châu Á. Còn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của co-living có thể làm lung lay vị thế độc quyền này với sự dẫn dắt của một thế hệ nhà đầu tư mới và những người thuê nhà trẻ tuổi.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.