Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Quản lý chi phí xây dựng khách sạn tăng cao do đại dịch

Rubix Navigation
24 tháng 09 năm 2021, 16:22 GMT + 7
  • Chi phí xây dựng của ngành khách sạn có thể tăng lên hơn 20% trong năm 2021 do các điều kiện chung của thị trường.

Đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, các vấn đề về thời tiết và địa chính trị, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và các rào cản thuế quan đã khiến chi phí vật liệu gia tăng trên toàn cầu. Gần như mọi vật liệu đều tăng giá đáng kể, từ thép, gỗ, thủy tinh, ống nước và vật tư điện, thậm chí cả thạch cao và vật liệu cách âm. 

Trong khi đó, các nền kinh tế trên thế giới dường như đang phục hồi nhanh hơn so với cuộc suy thoái 2008 - 2009, làm dấy lên những lo ngại về áp lực lạm phát và bất ổn về giá cả. Nhiều nhà phân tích ước tính mức tăng chi phí xây dựng tổng thể của ngành khách sạn trong năm 2021 có thể sẽ vượt quá 20% và duy trì ở mức 10% hàng năm trong tương lai gần.

Đây không phải là tin nóng đối với bất kỳ chủ đầu tư khách sạn nào. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là họ cần phải quản lý việc tăng chi phí này ra sao để vẫn có thể duy trì hoạt động xây dựng?

Theo một cuộc khảo sát gần đây, hầu hết các chủ đầu tư được hỏi đều nói rằng những dự án xây mới hoặc cải tạo của họ đang gặp vấn đề do chi phí tăng cao. Bên cạnh đó, tiến độ dự án bị chậm lại do gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu lao động. Khi không thể đạt được tiến độ theo kế hoạch, chủ đầu tư mất đi chi phí cơ hội, trong khi vẫn phải thanh toán các chi phí khác như lãi vay và trả lương để duy trì đội ngũ nhân sự ở quy mô nhất định.

Với câu hỏi “làm thế nào để kiểm soát chi phí xây dựng khách sạn tăng cao”, các chủ đầu tư cho biết họ đã yêu cầu các nhà thầu tính lại bài toán tài chính của dự án trong bối cảnh hiện tại của thị trường. Sau đó, họ sẽ cân đối giữa các chi phí phát sinh, bao gồm cả việc bổ sung thêm 10% chi phí dự phòng, và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để xem dự án có khả thi hay không. 

Một chủ đầu tư cho biết: “Chúng tôi nỗ lực để giảm thiểu các vấn đề, cân nhắc các phương án xây dựng ít tốn kém hơn hoặc có thể chấp nhận được. Đồng thời, chúng tôi cũng đàm phán với các nhà thầu để xem họ có thể chia sẻ chi phí vật liệu gia tăng bằng cách điều chỉnh giá nhân công hoặc chi phí nhà thầu hay không”.

Việc thương lượng lại các hợp đồng không hề đơn giản, tiềm ẩn rủi ro cho tất cả các bên liên quan bao gồm nhà thầu chính, nhà thầu phụ và các nhà cung cấp. Tuy vậy, trong bối cảnh thách thức hiện tại, nếu các bên có thể đi tới một thỏa thuận cùng có lợi và công bằng thì họ mới có cơ hội tiếp tục tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng và các đối tác có thể cung cấp các vật liệu xây dựng chính với mức giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, nhiều nhà cung cấp cho biết họ sẵn sàng chấp nhận phương án này để có thể duy trì doanh thu và quan hệ với khách hàng.

Về tổng thể, những biến động chung của thị trường đang tạo ra thách thức lớn ngay trước mắt cho các chủ đầu tư khách sạn. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội để họ có thể xây dựng các phương pháp quản trị rủi ro và tối ưu hóa chi phí phát triển dự án cho mọi tình huống, đồng thời vượt lên trước các đối thủ cạnh tranh sau khi đại dịch được kiểm soát.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.