Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Châu Á tiếp tục dẫn đầu quỹ đạo phát triển khách sạn trên thế giới ngay cả trong đại dịch

Rubix Navigation
25 tháng 11 năm 2020, 12:15 GMT + 7
  • Châu Á đã dẫn đầu quỹ đạo phát triển khách sạn trong vài năm qua và xu hướng này vẫn tiếp tục trong đại dịch.

Ở khắp mọi nơi trên thế giới từ thung lũng Napa, California đến sông Seine của Paris, nhiều cái tên nằm trong vào danh sách “những khách sạn mới tốt nhất năm 2020” vẫn chưa thể khai trương do đại dịch Covid-19. Nhưng điều này lại không diễn ra ở châu Á.
Trong một năm khó khăn chưa từng có đối với ngành du lịch và khách sạn, các thương hiệu xa xỉ vẫn mở cửa các bất động sản trên khắp châu Á, trong đó một số thương hiệu đánh dấu lần đầu tiên “chào sân” tại khu vực này.


Ảnh minh họa một góc dự án Four Seasons Hotel Bangkok at Chao Phraya River tại Bangkok

Tại sao châu Á là một ngoại lệ?
Gaynor Reid, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông của AccorHotels khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết châu Á đã dẫn đầu quỹ đạo phát triển khách sạn trong vài năm qua, và xu hướng này tiếp tục trong đại dịch.
Accor đã mở cửa 76 khách sạn tại châu Á trong năm 2020, và 32 khách sạn khác dự kiến sẽ đón khách vào cuối năm 2020. Các bất động sản này cung cấp gần 17.000 phòng mới, thấp hơn khoảng 35% so với mục tiêu trước đại dịch của tập đoàn.
Bà Reid nói: “Các thị trường khách sạn tại Mỹ [và] châu Âu đã phát triển quá nhiều so với châu Á. Trong khi đó, một số quốc gia châu Á đã kiểm soát Covid-19 tốt hơn so với các khu vực khác trên thế giới, dẫn đầu là Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và Hàn Quốc”.
Bà nói, Trung Quốc đã kiểm soát sự lây nhiễm Covid-19 khá tốt vào tháng 4, điều này cho phép Accor tiến hành mở cửa khách sạn tại đây.
“Do đại dịch SARS trước đó ảnh hưởng chủ yếu ở châu Á, các quốc gia tại đây đã có sự hiểu biết sâu sắc về những bước cần thiết để giảm thiểu tác động của đại dịch - chẳng hạn như đeo khẩu trang và truy vết người có khả năng lây nhiễm - điều này có nghĩa là các nước châu Á sẽ phục hồi nhanh chóng hơn”, bà cho biết thêm.
Dễ dàng tiếp cận khách Trung Quốc
Bà Reid cho biết: “Trước đại dịch, khoảng 80% khách du lịch châu Á là khách nội vùng, trong đó hơn một nửa tới từ Trung Quốc. Du khách Trung Quốc sẽ vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng du lịch ở châu Á”.
Năm nay, Accor đã khai trương Hotel Perle d’Orient Cat Ba - MGallery và Movenpick Resort Cam Ranh tại Việt Nam, Movenpick Resort Khao Yai tại Thái Lan, hai khách sạn mang thương hiệu Pullman ở Trung Quốc và khách sạn Mondrian đầu tiên tại châu Á là Mondrian Seoul Itaewon.
Các khách sạn mới ở Bali và Bhutan
Raffles Bali, có lẽ là khách sạn mới được ca ngợi nhất năm 2020 của Accor, đã khai trương vào đầu tháng 7. Bất động sản mang thương hiệu Raffles thứ 15 trên toàn thế giới này cung cấp 32 biệt thự, tất cả đều có hồ bơi riêng với tầm nhìn bao quát ra biển Ấn Độ Dương. Raffles Bali gây ấn tượng với sáu nhà hàng và quán bar, trong đó có một nhà hàng nằm trong một hang động được phát hiện trong quá trình xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Trong khi đó, Six Senses Bumthang khai trương vào tháng 3 vừa qua, là bất động sản thứ năm và cuối cùng của thương hiệu theo mô hình “bền vững” này ở Bhutan. Tám phòng suites và một biệt thự hai phòng ngủ của khu nghỉ dưỡng được bao quanh bởi cây xanh nằm trong rừng thông, tạo nên một “khu rừng trong rừng” đúng nghĩa. Du khách có thể tham gia vào chương trình mang tên “hành trình Six Senses”, cho phép lưu trú tại 5 khu nghỉ dưỡng của thương hiệu này tại Bhutan gồm Bumthang, Thimphu, Punakha, Gangtey và Paro.
Những tên tuổi lớn ở Bangkok
Capella Bangkok khai trương vào tháng 10, bất chấp việc Thái Lan hầu như đóng cửa với du khách quốc tế.
“Chúng tôi… may mắn là du lịch nội địa hiện đã được cho phép ở Thái Lan, vì vậy chúng tôi có thể chào đón khách nội địa và khai thác thị trường staycation ở Bangkok”, John Blanco, Tổng giám đốc khách sạn, cho biết.
Blanco nói rằng chương trình Capella Curates, bao gồm hoạt động thăm quan các quầy ẩm thực đường phố cùng đầu bếp của khách sạn và chiêm ngưỡng khung cảnh cuộc sống về đêm tại Bangkok, đã gây được tiếng vang lớn với du khách nội địa mặc dù ban đầu nó được thiết kế riêng cho khách quốc tế và khách trong khu vực châu Á.
Bangkok không phải là thành phố châu Á duy nhất chào đón khách sạn Capella mới trong năm nay. Capella Hanoi gồm 47 phòng do Bill Bensley thiết kế sẽ mở cửa tại Việt Nam vào tháng 12.
Trong khi đó, Kimpton ra mắt khách sạn đầu tiên ở Đông Nam Á với việc khai trương Kimpton Maa-Lai Bangkok vào ngày 01/10.
“Thay vì bị [đại dịch] kìm hãm, chúng tôi đã xoay sở và thích nghi với điều kiện thị trường và tình trạng bình thường mới ở Thái Lan”, Patrick Both, Tổng giám đốc khách sạn cho biết.
Khách sạn Kimpton Maa-Lai Bangkok mở cửa theo từng giai đoạn, bắt đầu với quầy bar ở sảnh vào tháng 7, sau đó là quầy bar sân vườn trên sân thượng, spa, và cuối cùng là các phòng nghỉ vào tháng 10.
Sau khi phải hoãn lại ngày khai trương theo dự tính ban đầu, Four Seasons Hotel Bangkok at Chao Phraya River hiện đang nhận đặt phòng cho các đợt lưu trú bắt đầu từ ngày 01/12. Khách sạn 299 phòng này sở hữu du thuyền riêng đưa du khách thăm quan các điểm đến lân cận có kết nối với hệ thống kênh rạch trung tâm của Bangkok.
Các khách sạn mới ở Nhật Bản
Một ngày sau khi Kimpton ra mắt tại Bangkok, thương hiệu boutique này đã khai trương khách sạn Kimpton Shinjuku Tokyo.
Nathan Cook, Tổng giám đốc của khách sạn, cho rằng việc ra mắt thành công là do các đặc điểm tính cách của người Nhật Bản.
Ông nói: “Tính kiên cường của người Nhật và… xu hướng đeo khẩu trang và vệ sinh đã thể hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật từ rất lâu trước khi phải đối mặt với Covid-19”.
Khách sạn Four Seasons Hotel Tokyo at Otemachi cũng đã mở cửa tại Nhật Bản vào mùa thu năm nay. Ban đầu, khách sạn này dự kiến sẽ khai trương vào tháng 07/2019 để kịp đón Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Four Seasons Hotel Tokyo at Otemachi đánh dấu bất động sản thứ ba của Four Seasons tại Nhật Bản và thứ hai tại Tokyo. Khách sạn này cung cấp 170 phòng hạng thường và 20 phòng hạng suite, lớn hơn so với khách sạn Four Seasons gồm 57 phòng ở Marunouchi, một trong những quận thương mại hàng đầu của Tokyo.
Các thành phố và thị trấn nhỏ hơn của Nhật Bản cũng là điểm đến cho các khách sạn cao cấp mở cửa vào năm 2020. JW Marriott đánh dấu lần đầu ra mắt thương hiệu tại Nhật Bản với việc khai trương JW Marriot Nara vào cuối tháng Bảy. Đây là khách sạn quốc tế thuộc phân khúc xa xỉ đầu tiên ở tỉnh Nara, nằm cách cố đô Kyoto khoảng 60 phút và ở giữa hai điểm du lịch nổi tiếng là cung điện Heijo và rừng nguyên sinh núi Kasuga.
Khách sạn Ritz-Carlton, Nikko cũng khai trương vào tháng Bảy - chưa đầy ba tuần sau khi một khách sạn Ritz-Carlton khác mở cửa ở Nam Kinh, Trung Quốc. Tận dụng vị trí nằm cạnh hồ Chuzenji, khách sạn còn xây dựng cả khu vực tắm suối nước nóng tự nhiên được tạo thành từ lưu huỳnh trong suốt và chuyển sang màu trắng sữa khi tiếp xúc với không khí.
Ritz-Carlton còn dự kiến mở thêm một bất động sản nữa tại làng Higashiyama Niseko vào ngày 15/12. Khách sạn gồm 50 phòng này có lối vào hai sân gôn và không gian rộng hơn 2.100 mẫu để trượt tuyết. Đây cũng là bất động sản thứ năm được xếp vào bộ sưu tập Ritz-Carlton Reserve, bao gồm các khách sạn mang lại "một địa điểm nghỉ dưỡng hiếm hoi được gìn giữ cẩn thận nằm ẩn mình trong những góc tinh tế nhất trên thế giới”.
Bên cạnh khách sạn Ritz-Carlton nói trên, một tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực khách sạn cũng đã tiến vào thị trấn trượt tuyết Niseko nổi tiếng của Hokkaido, đó là Park Hyatt Niseko Hanazono mở cửa vào tháng 01/2020.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.