Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Các khách sạn của Marriott tại Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi nhanh chóng vào năm 2021

Rubix Navigation
21 tháng 09 năm 2020, 12:11 GMT + 7
  • Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại Trung Quốc phục hồi về mức 60% sau thời kỳ đỉnh dịch, được thúc đẩy bởi việc kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng của chính quyền trung ương và nhu cầu du lịch nội địa mạnh mẽ.

Trong khi đa phần ngành du lịch trên toàn thế giới còn chưa rõ nhu cầu của thị trường trong tương lai, các khách sạn ở Trung Quốc được dự báo sẽ đạt hiệu quả doanh thu bằng với thời điểm trước đại dịch vào đầu năm sau.

Toàn cảnh JW Marriott Hotel Sanya Dadonghai Bay nhìn từ trên cao

Ông Arne Sorenson, Giám đốc điều hành của tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới Marriott, đã nhiều lần mô tả tác động tài chính của đại dịch đối với ngành khách sạn còn tồi tệ hơn cả vụ khủng bố ngày 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cộng lại. Nhưng Trung Quốc lại được coi là một điểm sáng trong danh mục đầu tư của tập đoàn này.
Trong một cuộc phỏng vấn về quyết định sa thải 17% nhân viên tại trụ sở chính ở bang Maryland vào ngày 23/10 tới, ông Sorenson cho biết Marriott sẽ phải mất ba năm nữa mới có thể phục hồi hoàn toàn. Nhưng vị giám đốc điều hành này lại khẳng định Marriott “đang tiến gần nhất đến tình trạng bình thường ở Trung Quốc”.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình của 350 khách sạn ở Trung Quốc do Marriott vận hành đã giảm xuống dưới 10% trong thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch. Nhưng kể từ đó, công suất liên tục đạt 60% trong quá trình phục hồi hiện tại. Điều này khiến Sorenson lạc quan về sự phục hồi doanh thu nhanh chóng của Marriott tại Trung Quốc.
Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng có thể quay trở lại mức doanh thu của năm 2019 sớm nhất là vào năm 2021. Tình hình hiện tại cho thấy những tín hiệu tích cực cũng như khả năng phục hồi, bởi mọi người chắc chắn sẽ quay trở lại tận hưởng các kỳ nghỉ và những hoạt động gặp gỡ bên ngoài”.
Ông Sorenson không phải là nhà lãnh đạo hay chuyên gia duy nhất dự đoán về sự phục hồi nhanh chóng của ngành khách sạn ở Trung Quốc, trong khi những thị trường như châu Âu và Hoa Kỳ có thể phải mất nhiều năm mới giành lại được hiệu suất kinh doanh như trước đại dịch.
Tỷ lệ lấp đầy vào cuối tháng Tám ở Trung Quốc đại lục là gần 60% và chỉ kém một chút so với năm 2019, theo công ty STR Global. Doanh thu trên mỗi phòng khả dụng - chỉ số đánh giá hiệu suất chính của ngành khách sạn - chỉ giảm khoảng 10% so với năm 2019. Tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn hạng trên cao cấp và xa xỉ tại đây thậm chí đã vượt ngưỡng 86% vào giữa tháng Tám.
Robin Rossman, Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế của STR Global, cho biết: “Trung Quốc vẫn còn các ca lây nhiễm, nhưng họ kiểm soát việc đi lại ở một số nơi nhất định. Và dù không có nguồn khách quốc tế, thị trường này vẫn có thể đạt tỷ lệ lấp đầy tương tự năm ngoái. Đây là dấu hiệu mấu chốt cho thấy thị trường toàn cầu rồi sẽ phục hồi, bởi ngành khách sạn Trung Quốc thực sự đã trở lại trong năm nay”.
Đồng thời, cũng có những chỉ số rõ ràng cho thấy các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới như Hilton, Hyatt và Accor đang dựa vào Trung Quốc để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của họ thoát khỏi năm tồi tệ nhất đối với du lịch toàn cầu. Các nhà lãnh đạo của mỗi tập đoàn này đều nhấn mạnh đến sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc so với phần còn lại của thế giới trong các cuộc trao đổi với nhà đầu tư vào tháng Tám.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2020, tỷ lệ lấp đầy của Accor tại Trung Quốc là 60% vào đầu tháng Tám, trong khi Pháp - nơi đặt trụ sở của Accor - xếp thứ hai với 56%. Các thị trường khác của Accor tại châu Âu đều sụt giảm mạnh, với Đức ở vị trí thứ ba (39%) và Anh ở vị trí thứ tư (35%).
Tỷ lệ lấp đầy của Hilton ở Trung Quốc đã vượt 60% trong khi ở châu Mỹ là hơn 45%, theo báo cáo tài chính quý 2/2020 của tập đoàn này.
“Chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực tại thị trường Trung Quốc khi hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng trưởng ổn định kể từ tháng Ba. Kỳ nghỉ hè (tháng Bảy và tháng Tám) là điểm nhấn của giai đoạn này với tỷ lệ lấp đầy đạt mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch bệnh”, Giám đốc điều hành tập đoàn khách sạn IHG tại Trung Quốc đại lục, Jolyon Bulley cho biết.
“Hiệu suất kinh doanh cũng đang tăng lên ở các thành phố lớn. Trong thời kỳ hậu Covid-19, chúng tôi vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của thị trường Trung Quốc và mong đợi sự phục hồi mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo”, ông nói thêm.
Tìm kiếm nhu cầu
Sự phục hồi của thị trường khách sạn Trung Quốc - giống như ở các thị trường còn lại trên thế giới - đã bắt đầu từ hoạt động du lịch nghỉ dưỡng nội địa.
Dù Trung Quốc đóng cửa biên giới với phần còn lại của thế giới trong phần lớn thời gian của năm nay, dân số khổng lồ của quốc gia này đã bù đắp lại sự thiếu hụt khách quốc tế và đóng vai trò là động lực kích thích tăng trưởng.
Bulley cho biết, hiệu quả kinh doanh mạnh mẽ trong mùa hè năm nay của IHG ở Trung Quốc được dẫn đầu bởi các điểm đến đẹp và phục vụ nghỉ dưỡng ở các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Hải Nam.
Tam Á, thành phố cực Nam trên đảo Hải Nam, đạt tỷ lệ lấp đầy cao hơn so với năm 2019, theo STR Global. Tỷ lệ lấp đầy trong tháng Bảy tại thành phố du lịch này là 79% so với 64% của giai đoạn cùng kỳ năm ngoái.
Để các khách sạn ở Trung Quốc phục hồi hoàn toàn vào đầu năm sau, thì mảng khách công vụ ngắn ngày và khách MICE sẽ phải khôi phục trước. Trên thực tế, những mảng kinh doanh này đã bắt đầu trở lại mạnh mẽ.
Theo thống kê, hơn 60.000 người đã tham dự Triển lãm ô tô Hồ Nam 2020 vào đầu tháng Năm. Hyatt thậm chí còn tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm cho BMW, Volvo và Gucci tại các khách sạn của mình ở Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Hyatt, Mark Hoplamazian cho biết trong một cuộc trao đổi với nhà đầu tư vào đầu tháng Tám: “Trung Quốc là một ví dụ tuyệt vời cho thấy ngành du lịch có thể phục hồi ngay cả khi chưa có thuốc điều trị hoặc vắc-xin, miễn là chúng ta phối hợp tốt để giảm thiểu sự lây lan của”.
Sự phục hồi ngắt quãng
Tuy nhiên, quá trình phục hồi của ngành khách sạn Trung Quốc không phải là không gặp một vài trục trặc.
Các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh vẫn đang tụt hậu so với các điểm đến nghỉ dưỡng và giải trí về tỷ lệ lấp đầy, theo STR Global. Làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Bắc Kinh vào tháng Sáu đã khiến tỷ lệ lấp đầy tại đây giảm từ 50% xuống còn 20% chỉ trong một tuần.
Nhưng Trung Quốc, với phản ứng nhanh nhạy của chính quyền trung ương trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi-rút, đã đưa ngành khách sạn trở lại vị trí vững chắc.
Jing Yang, giáo sư trợ lý đang giảng dạy tại Trung tâm Jonathan M. Tisch nghiên cứu về ngành khách sạn của Đại học New York cho biết: “Thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi rất tốt. Nếu chúng ta nhận thấy sự trở lại nhanh chóng của ngành khách sạn, thì điều đó sẽ diễn ra ở Trung Quốc”.
Sau khi dịch bệnh ở Bắc Kinh bùng phát và được ngăn chặn với những nỗ lực của chính phủ, tỷ lệ lấp đầy ở Trung Quốc đại lục đã tăng từ hơn 45% vào đầu tháng Bảy lên gần 62% vào đầu tháng Tám. Một phân tích của STR Global về ngành khách sạn của Trung Quốc cho rằng sự tăng trưởng trở lại các của chỉ số là do phản ứng nhanh nhạy của quốc gia này trước dịch bệnh, đặc biệt là các lệnh phong tỏa chặt chẽ. Nhưng điều đó khó thực hiện ở các quốc gia khác, nhất là Mỹ, nên các thị trường này sẽ tiếp tục bị đình trệ cho tới khi vắc-xin hoặc thuốc điều trị được phân phối rộng rãi.
“[Ngành công nghiệp khách sạn toàn cầu] sẽ quay trở lại, và nếu chúng ta cần một ví dụ cụ thể thì hãy nhìn vào Trung Quốc - quốc gia hiện đã giành lại tỷ lệ lấp đầy gần bằng cùng kỳ năm ngoái chỉ bảy hoặc tám tháng sau khi ở đỉnh dịch”, Rossman nói.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.