Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Việt Nam có thể siết chặt việc cho vay mua nhà từ 3 tỷ đồng trở lên

Rubix Navigation
06 tháng 05 năm 2019, 11:42 GMT + 7
  • Ngân hàng Nhà nước dự kiế sẽ quy định hệ số rủi ro 150% cho khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng chi nhánh nước ngoài. Trong đó đáng chú ý là quy định hệ số rủi ro 150%, áp dụng cho khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên. Hệ số này cao gấp 3 lần hiện hành và có xu hướng siết lại dòng tín dụng vào bất động sản ở phân khúc cao cấp và thị trường nghỉ dưỡng.

Theo một công ty nghiên cứu thị trường, Hà Nội và TP.HCM sẽ là hai nơi bị ảnh hưởng rất lớn bởi qu định này do có nhiều căn hộ, biệt thự và nhà liền kề mà giá bán thường ở mức 3 tỷ đồng trở lên.  Đơn vị này cũng cho biết thêm, quy định nói trên có thể khiến chủ đầu tư phải hạn chế quy mô phát triển dự án, hoặc giảm lợi nhuận kỳ vọng do phải chi trả nhiều hơn cho các chương trình ưu đãi và chính sách bán hàng để thu hút người mua.

Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng khoản vay dưới 3 tỷ đồng nếu không trả được thì nguy cơ nợ xấu, vỡ nợ còn lớn hơn khoản vay 30 tỷ đồng được trả nợ đúng hạn. Ông cũng kiến nghị không nên siết tín dụng khi thị trường đang lành mạnh và khó có khả năng bong bóng trong vòng 5 năm tới.
Không chỉ vậy, các chuyên gia cũng lo ngại thị trường sẽ thiếu vốn nếu siết tín dụng khi nguồn vốn trong nước không khả quan và nguồn vốn ngoại dù đang tăng cũng không đủ thay thế.
“Chưa kể, khi hợp tác, đôi khi doanh nghiệp còn mất quyền quyết định, gần như là bán dự án cho nước ngoài”, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết.

TP.HCM và Hà Nội sẽ là hai thị trường bị ảnh hưởng lớn nếu quy định này được thông qua

Dẫn lời ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, thì quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Tăng hệ số rủi ro từ 50% lên 150% nghĩa là các ngân hàng phải phân bổ vốn chủ sở hữu nhiều hơn cho những món vay đó, nếu ngân hàng không có nhiều vốn chủ sở hữu thì phải hạn chế quy mô lại để đạt hệ số rủi ro 150%. Về mặt quản lý rủi ro sẽ tốt hơn, nhưng sẽ hạn chế cho vay đối với thị trường bất động sản cũng như người mua nhà”, ông Hiếu đánh giá.
Theo ông Hiếu, với người dân thì hệ số rủi ro tăng lên 100% là hợp lý; còn với bất động sản để kinh doanh (mua đi bán lại hoặc cho thuê) thì hệ số rủi ro sẽ phải ở mức 200% như các khoản vay kinh doanh bất động sản khác thay vì tất cả đều tăng hệ số rủi ro lên 150%. Cũng theo vị chuyên gia này, việc tăng hệ số rủi ro lên 150% đối với những khoản vay có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên không phải là biện pháp tốt nhất để hạn chế cũng như kiểm soát tín dụng cho vay với bất động sản cao cấp.

 Theo kinhdoanhvaphattrien.vn

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.