Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Con đường nào cho tín dụng bất động sản Việt Nam?

Rubix Navigation
17 tháng 12 năm 2018, 10:06 GMT + 7
  • Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và các quỹ tín thác bất động sản (REIT), nguồn vốn FDI… là những kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp bất động sản.

Theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN công bố vào năm 2017, từ đầu năm 2019, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống còn 40%. Còn theo Chỉ thị 04/CT-NHNN ban hành vào tháng 08/2018, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục khẳng định chủ trương không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản. Thậm chí, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra đột xuất các tổ chức tín dụng có tốc độ tăng cho vay cao vào bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ. 


Nguồn vốn cho bất động sản tại Việt Nam dù không thiếu nhưng vấn đề nằm ở cách tiếp cận của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch

Có hai nguyên nhân giải thích cho quyết định này của Nhà nước. Thứ nhất, dù cho vay bất động sản chỉ chiếm khoảng 3 - 4% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, tỷ lệ dư nợ so với quy mô thị trường của lĩnh vực này lại lên tới 80% (20/25 tỷ USD, tính đến cuối năm 2017), vượt xa so với tỷ lệ 35% tại các quốc gia khác. Thứ hai, dù nhiều chuyên gia dự báo không có bong bóng bất động sản trong năm 2019, thì sự lệch pha giữa cung và cầu trong từng phân khúc thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không nhỏ. Theo Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản thuộc Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho bất động sản tính đến tháng 11/2018 còn khoảng 1 tỷ USD, nhưng lại tập trung chủ yếu ở phân khúc trung và cao cấp (từ 25 triệu VNĐ/m2) vốn chỉ chiếm 20 – 30% nhu cầu của thị trường.
Quy định này của Nhà nước chắc chắn sẽ khiến dòng vốn tín dụng vào bất động sản sẽ bị siết chặt hơn trong năm 2019, đặt ra bài toán không dễ cho cả chủ đầu tư dự án và người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để triển khai dự án hoặc sở hữu nhà. 
Trong bối cảnh này, nhiều giải pháp huy động vốn bền vững hơn đã bắt đầu được doanh nghiệp áp dụng như thông qua thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và các quỹ tính thác bất động sản (REIT), nguồn vốn FDI… Trong đó, thị trường chứng khoán được đánh giá là kênh để dịch chuyển dòng vốn và hỗ trợ cho vấn đề trung gian tài chính. Đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết, họ cũng đã thông qua các công ty chứng khoán tư vấn và nhờ ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu để huy động vốn cho mình, với lãi suất dao động khoảng từ 9-10%. Về vốn FDI, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới khi các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc để tránh ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Một yếu tố nữa là trong giai đoạn 2018 – 2020, hệ thống tổ chức tín dụng sẽ xử lý khoảng 400.000 tỷ đồng nợ xấu được đảm bảo bằng bất động sản. Như vậy, trong vòng 2 năm tới, thị trường bất động sản có thể đón nhận thêm hàng trăm ngàn tỉ đồng tái khởi động các dự án này.
Như vậy, chúng ta có thể khá lạc quan về nguồn vốn dồi dào cho thị trường bất động sản Việt Nam với sự năng động của doanh nghiệp và sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng, thể chế tài chính. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải xây dựng cho mình mô hình, chiến lược và hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch để đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay và tiếp cận được nguồn vốn cần thiết.


X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.