Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 02 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Lựa chọn phương án đầu tư nào cho nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất?

Rubix Navigation
18 tháng 12 năm 2018, 10:55 GMT + 7
  • ACV có thể đầu tư toàn bộ dự án hoặc góp vốn ở mức 36% - 65%.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) báo cáo chủ trương đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, nhà ga T3 sẽ là nhà ga nội địa nằm ở phía Nam với công suất 20 triệu lượt khách/năm, tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 100.000 m2, được xây dựng trên khu đất được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao cho Bộ GTVT. Ngoài nhà ga hành khách T3, ACV dự kiến đầu tư thêm một số công trình phụ trợ khác như mở rộng sân đỗ máy bay, bãi để xe cổng thu vé, cổng ra vào và tường rào… với khái toán tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 11.659 tỷ đồng. Nhà ga T3 được coi là hạng mục quan trọng nhất để nâng công suất Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất lên 45 - 50 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2022.

Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất

ACV cũng đề xuất hai phương án đầu tư cho dự án nhà ga hành khách T3 cùng các hạng mục phụ trợ. Ở phương án 1, đơn vị đang vận hành 22 cảng hàng không tại Việt Nam này đề xuất đầu tư toàn bộ dự án. Đây là phương án mà ACV luôn bảo lưu kể từ khi chủ trương đầu tư Nhà ga T3 được manh nha, do doanh nghiệp này khẳng định mình sở hữu nguồn vốn tự có đủ sức để đầu tư nhà ga T3. Cùng với đó, ACV cũng đang có kinh nghiệm phát triển, vận hành các dự án hạ tầng cảng hàng không trong nước vượt trội so với các nhà đầu tư khác. Ở phương án 2, ACV không phải là nhà đầu tư duy nhất mà chỉ tham gia góp vốn tại doanh nghiệp dự án với các mức 65%, 51% và 36%. Nhưng ngay cả với phương án nắm 65% vốn, ACV vẫn quan ngại rằng, các quy định pháp luật chưa có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về nhượng quyền đầu tư, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng sẽ gây ra nhiều bất lợi hơn so với phương án 1. Bên cạnh đó, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ thực hiện thoái 30,4% vốn tại ACV. Trong trường hợp không được thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không tại 22 sân bay đang do Tổng Công ty quản lý, đặc biệt là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, sẽ tác động tiêu cực tới quy mô, kết quả sản xuất - kinh doanh của ACV trong tương lai.


X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.