Rubix-navigation

Thứ Hai, ngày 06 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn sẽ đi vào hoạt động từ tháng 12/2018

Rubix Navigation
15 tháng 10 năm 2018, 09:27 GMT + 7
  • Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn được xây dựng theo hình thức BOT và là sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng, công suất nhà ga ở giai đoạn hiện tại là 2,5 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hoá/năm.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hỗ trợ giải quyết thủ tục để Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn được đưa vào khai thác thương mại từ ngày 25/12/2018. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ GTVT có văn bản giao cho Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam tạm nhận bàn giao tài sản, tổ chức quản lý và khai thác đối với các công trình, hạng mục đảm bảo hoạt động bay tại Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn từ UBND tỉnh Quảng Ninh và nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ công bố thời gian mở cảng vào ngày 25/12/2018 đến các đơn vị liên quan để các đơn vị nắm được thông tin, kịp thời hỗ trợ, giải quyết các thủ tục hồ sơ có liên quan tới dự án. 

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn dự kiến đưa vào khai thác từ ngày 25/12/2018

Theo Ban Quản lý Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, hiện khu bay gồm đường băng, đường lăn, sân đỗ, đèn tín hiệu và vạch dẫn tuyến đã hoàn thành thi công. Khu vực nhà ga, đài kiểm soát không lưu, nhà điều hành, các công trình phụ trợ và hạ tầng khu mặt đất... hiện đang trong quá trình hoàn thiện, đạt từ 95% - 97% khối lượng. Những phần việc còn lại đang được tích cực tổ chức thi công gồm lắp đặt thiết bị, nội thất nhà ga, thi công khu VIP, CIP và cảnh quan khu hạ tầng kỹ thuật khu mặt đất... Bên cạnh đó, các công tác xây dựng ban hành phương thức bay và tiêu chuẩn khai thác tối thiểu của sân bay Vân Đồn, xây dựng kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn, chương trình An ninh hàng không... đang được triển khai tích cực. Theo lộ trình, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ thực hiện công tác nghiệm thu từ ngày 15 - 30/10/2018. Về nhân sự, hiện Tổng Công ty Quản lý bay (VATM) đã tuyển dụng và đào tạo các vị trí cán bộ, nhân viên đảm bảo hoạt động bay. Sau khi các hạng mục công trình đảm bảo hoạt động bay đã hoàn thành xây dựng thì sẽ tiếp nhận và vận hành đúng kế hoạch.

Khởi công từ tháng 09/2015, Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn là dự án sân bay đầu tiên do tư nhân đầu tư xây dựng, được đánh giá lập kỷ lục trong nước về thời gian xây dựng nhanh nhất đối với một sân bay quốc tế. Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn được thiết kế đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và là sân bay quân sự cấp II có đường băng kéo dài 3,6km, rộng 45m, lề vật liệu rộng 7,5m, dải hãm phanh 2 đầu kích thước 100mx60m. Dự án hoàn toàn do tư nhân khai thác cơ sở hạ tầng, ngoại trừ phần quản lý điều hành bay vẫn do Nhà nước nắm giữ. Tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn được xác định là một trong 10 cảng hàng không quốc tế của mạng lưới cảng hàng không dân dụng cả nước, và cũng là sân bay quân sự trong hướng chiến lược miền Bắc. 


Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn được kỳ vọng sẽ trở thành động lực để đưa Vân Đồn trở thành đô thị hiện đại, thông minh

Theo quy hoạch đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác tổng cộng 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế, trong đó Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các cửa ngõ quốc tế trọng điểm. Dự kiến đến năm 2020, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 131 triệu hành khách/năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Nhưng, trong bối cảnh cả nước chỉ có 21 sân bay dân dụng đang hoạt động (tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực) còn tăng trưởng du lịch nội địa và quốc tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao về cơ sở hạ tầng hàng không mà ngân sách nhà nước đang gặp nhiều thách thức về nợ công, xu hướng xã hội hóa và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng các sân bay ngày càng quan trọng, tiêu biểu là IPP, Sun Group, Việt Xuân Mới, VietJet Air, Taseco, Hancorp,... song hành cùng với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa được cổ phần hóa.

Cụ thể, vào tháng 07/2018, UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương giao Công ty cổ phần Hàng không Vietjet là nhà đầu tư chính thực hiện Dự án đầu tư xây dựng các công trình tại cảng hàng không Tuy Hòa. Trước đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng Tập đoàn FLC đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải về dự án nâng cấp sân bay Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế, dự kiến nâng công suất từ 500.000 lượt hành khách hiện nay lên 10 triệu lượt vào năm 2020. Bên cạnh đó là các dự án hạ tầng cảng hàng không khác có vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân được triển khai và đang xin chủ trương đầu tư, như: Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết, Cát Bi và Chu Lai.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.