Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Bất động sản châu Á sẽ thay đổi ra sao sau dịch bệnh?

Rubix Navigation
26 tháng 03 năm 2020, 18:39 GMT + 7
  • Không gian làm việc linh hoạt và các hoạt động kinh doanh trực tuyến sẽ dẫn tới những thay đổi lớn trong các lĩnh vực bất động sản văn phòng và bán lẻ.

Virus Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đối với tất cả các ngành kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Cùng với sự lây lan của dịch bệnh này, thị trường bất động sản trên khắp Châu Á cũng sẽ bị biến đổi không nhỏ trong tương lai gần và trung hạn.

Theo một số đơn vị nghiên cứu, hai vấn đề lớn nhất của thị trường sẽ là thay đổi trong cách thức sử dụng bất động sản và việc định giá bất động sản của nhà đầu tư và người dùng cuối.

Bất động sản Châu Á vẫn ở trạng thái nghỉ đông do dịch bệnh 

Cụ thể, công nghệ đã tạo ra những thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản suốt thập kỷ vừa qua, khi ngày càng nhiều khách hàng phụ thuộc vào các thiết bị thông minh. Từ đó, làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ có tính kết nối và tương thích. Điều này không chỉ tác động tới các ngành như hậu cần và bán lẻ mà còn cả những loại hình bất động sản khác.
Điển hình là, hình thức làm việc từ xa cùng các kết nối công nghệ thông qua thiết bị thông minh đã thúc đẩy sự xuất hiện của các không gian chia sẻ dưới mô hình co-working và co-living. Dịch bệnh cũng là cơ hội làm gia tăng những thay đổi mà công nghệ đã tạo ra từ trước, do các doanh nghiệp buộc phải chuyển sang hoạt động trực tuyến nhiều hơn nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp. Các công ty chỉ dựa vào giao dịch tại văn phòng sẽ phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoàn toàn. May mắn là, một số công ty có thể đã nhận ra lợi ích lâu dài hơn của việc quản lý từ xa hoặc không gian làm việc linh hoạt thay vì các mặt bằng văn phòng đắt đỏ. 
Việc di dời của các công ty sẽ khiến nhiều không gian làm việc kiểu mới xuất hiện và do đó, giúp khách thuê tiết kiệm chi phí hơn. Nhu cầu từ những khách thuê trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch và thương mại sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các dịch vụ tài chính cũng sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó.
Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản bán lẻ và du lịch được coi là chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu dự báo những hậu quả tài chính nghiêm trọng trong lĩnh vực bán lẻ do kinh doanh thất bại sẽ tăng lên khiến nhu cầu về không gian bán lẻ sẽ giảm xuống.
Khi khách hàng quay trở lại các cửa hàng vật lý, nhu cầu sẽ tăng mạnh với các mặt bằng trống được cho thuê với giá cạnh tranh. Tuy nhiên, mua sắm trực tuyến sẽ tăng đáng kể trong thời gian dài, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan tới sản phẩm hàng ngày và các dịch vụ thường xuyên như ngân hàng.
Ngành du lịch sẽ phục hồi trở lại, nhưng tình trạng khó khăn trong ngành khách sạn dự kiến sẽ tăng lên. Ngành này đang báo cáo tỷ lệ lấp đầy thấp nhất trong lịch sử; thậm chí thấp hơn 10% ở những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp lan rộng cũng sẽ làm suy yếu nhu cầu du lịch và chi tiêu, đặc biệt là hàng hóa và các dịch vụ xa xỉ.
Trong tương lai, nếu đại dịch được ngăn chặn thành công, thị trường vốn được dự báo sẽ phục hồi khá nhanh. Do các chính phủ có ít room để giảm thêm lãi suất nên hình thức hỗ trợ tài chính khẩn cấp sẽ phát triển để bù đắp tác động tiêu cực.
Trong khi đó, giá trị bất động sản tại nhiều quốc gia đã từng bị thổi phồng do tín dụng và thanh khoản có thể sẽ được định giá lại ở mức thấp hơn. Nguyên nhân là do sự sụt giảm nhu cầu của hàng và việc nhiều ngân hàng siết tín dụng vào thị trường này. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng đây là kịch bản xấu nhất của thị trường và có lẽ sẽ không xảy ra.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.