Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 26 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Marriott khai trương bất động sản thứ 800 tại châu Á bất chấp dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường

Rubix Navigation
28 tháng 07 năm 2020, 15:05 GMT + 7
  • Marriott dự kiến mở thêm từ 40 đến 50 khách sạn mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay, ngay cả khi ngành du lịch toàn cầu vẫn đang quay cuồng do dịch bệnh.

Marriott tiếp tục kế hoạch kế hoạch khai trương thêm các khách sạn mới tại châu Á bất chấp dịch bệnh, dựa trên niềm tin vào triển vọng của du lịch nội địa, du lịch tại chỗ (staycation) và nhu cầu của thế hệ millennials trong khu vực.

Tỷ lệ lấp đầy của các khách sạn do Marriott quản lý tại Trung Quốc đại lục đạt 55% trong tháng 7/2020

Một phần năm số khách sạn do Marriott International vận hành tại Châu Á - Thái Bình Dương, không kể Trung Quốc, vẫn phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 tiếp tục tàn phá ngành du lịch trên toàn cầu.
Mặc dù con số này nhỏ hơn nhiều so với 50% số khách sạn tại khu vực này bị đóng cửa ở giai đoạn đỉnh dịch, nhưng nó vẫn cho thấy ngành công nghiệp khách sạn đang phải vật lộn ra sao để chống lại đại dịch Covid-19, vốn đã làm tê liệt hoạt động du lịch trên toàn thế giới và làm suy giảm khả năng chi tiêu của khách hàng.
Tuy vậy, dịch bệnh cũng không ngăn cản được việc Marriott mở cửa thêm các khách sạn mới. Nhà điều hành hiện sở hữu 30 thương hiệu khách sạn, bao gồm cả St. Regis, Ritz-Carlton, JW Marriott và Le Meridien, vừa khai trương khách sạn JW Mariott Nara gồm 158 phòng nằm cách Tokyo 500km về phía Nam. Đây là khách sạn thứ 800 của Marriott tại châu Á và thứ 50 tại Nhật Bản. 
Nhà điều hành khách sạn có trụ sở tại Hoa Kỳ này cũng đang đặt mục tiêu mở thêm từ 40 đến 50 khách sạn mới trong năm nay và 100 khách sạn vào năm 2021, với niềm tin vào triển vọng của du lịch nội địa, du lịch tại chỗ (staycation) và thế hệ millennials.
Ông Craig Smith, Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Marriott cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào sự phục hồi của ngành du lịch, sự trở lại của các chủ đầu tư, đơn vị nhận nhượng quyền, khách hàng và các cộng sự, cũng như triển vọng tương lai của ngành khách sạn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường lớn thứ hai của Marriott”, ông Smith nói. “Các xu hướng du lịch gần đây là động lực phát triển của chúng tôi, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi du lịch nội địa giữ vai trò chính. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung củng cố dấu ấn của mình tại thị trường đang lớn mạnh và hết sức quan trọng này”, ông cho biết thêm.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các khách sạn của Marriott ở Trung Quốc đại lục đạt 55% trong tháng Bảy, và được kỳ vọng tăng lên 60% trong tháng Tám. Đặc biệt, 25 khách sạn của tập đoàn này tại Hải Nam đang có công suất hoạt động tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu du lịch nội địa tăng mạnh.
Trong khi đó, các thị trường khách sạn như Indonesia và Ấn Độ, nơi số lượng ca nhiễm Covid-19 vẫn còn cao, được dự đoán sẽ phục hồi muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Marriott hiện có hơn 50 khách sạn ở Indonesia và 120 ở Ấn Độ.
Ở một khía cạnh khác, sự suy yếu của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đã làm tăng số lượng khách sạn mong muốn chuyển đổi thành các thương hiệu do Marriott quản lý. Theo ông Smith, số lượng khách sạn độc lập liên hệ với Marriott về việc chuyển đổi thương hiệu đã tăng khoảng 30%-40% trong năm nay.
Trong ba tháng đầu năm 2020 khi khu vực châu Á phải đối mặt với thời kỳ đỉnh dịch, đơn vị tư vấn Colliers ước tính cứ 10 khách sạn tại đây thì có đến 8 khách sạn phải đóng cửa, dẫn tới khoản thiệt hại ước tính ít nhất khoảng 50 tỷ USD trong doanh thu sáu tháng đầu năm.
Tương lai khắc nghiệt của ngành khách sạn cũng được phản ánh qua số lượng khách sạn được chuyển nhượng trên toàn thế giới. Thống kê của công ty Real Capital Analytics trên các giao dịch khách sạn trị giá từ 10 triệu USD trở lên cho thấy, số lượng khách sạn được chuyển nhượng đã giảm khoảng một nửa trong năm tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lượng tiền đầu tư đổ vào các lĩnh vực bất động sản khác như nhà ở, văn phòng, và bán lẻ cũng đã giảm từ 10% đến 30%.

Theo South China Morning Post
X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.