Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Hạ tầng khách sạn tại Việt Nam có phát triển kịp tốc độ tăng trưởng du lịch?

Rubix Navigation
26 tháng 12 năm 2018, 10:25 GMT + 7
  • Các điểm đến tại Việt Nam thiếu vắng nhiều cơ sở lưu trú cao cấp và/hoặc được quản lý bởi các nhà điều hành quốc tế, bên cạnh sự nghèo nàn về tiện ích vui chơi, giải trí, mua sắm…

Theo số liệu tháng 11/2018 từ Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, cả nước có khoảng 27.600 cơ sở lưu trú với 548.000 buồng (tăng 7,8% về số lượng cơ sở và 7,8% số lượng buồng so với 2017). Trong đó, hạng 5 sao có 138 khách sạn với 44.728 buồng, tăng 15% về số lượng cơ sở và tăng 29,4% số lượng buồng so với năm 2017); hạng 4 sao có 279 khách sạn với 36.962 buồng (tăng 6,4% về số lượng cơ sở và tăng 8,6% số lượng buồng so với năm 2017). Tỷ lệ tăng trưởng này còn quá ít so với tốc độ phát triển của khách du lịch quốc tế đã đạt trung bình 30%/năm trong vòng ba năm qua. Về ngắn hạn, điều này có thể là một điểm sáng, giúp đẩy tỷ lệ lấp đầy và giá phòng trung bình của thị trường khách sạn tăng nhanh; nhưng xét trên bức tranh tổng thể về dài hạn, sự chênh lệch ngày càng lớn về cung – cầu sẽ gây áp lực nặng nề lên sự phát triển của hạ tầng khách sạn và các dịch vụ phụ trợ.

Việt Nam thiếu các cơ sở lưu trú ở phân khúc cao cấp và/hoặc được quản lý bởi nhà điều hành khách sạn quốc tế

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các điểm đến phổ biến tại Việt Nam hiện nay đều thiếu vắng các cơ sở lưu trú ở phân khúc cao cấp và/hoặc được quản lý bởi nhà điều hành khách sạn quốc tế, dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu của dòng khách mới có tiềm lực tài chính. Điều này sẽ càng bộc lộ rõ hơn khi Việt Nam đang mong muốn chuyển hướng sang phân khúc thị trường du lịch cao cấp trong các năm tới. Ở phân khúc trung bình, mùa cao điểm mang lại lợi nhuận cho các cơ sở lưu trú nhưng lại là nỗi phiền não với nhiều du khách do tình trạng tăng giá bất hợp lý của nhiều khách sạn. Hệ quả trực tiếp về kinh tế là, nhiều khách du lịch sẽ giảm số ngày lưu trú tại các điểm đến để giữ mức chi phí cố định tương đối cho toàn chuyến đi. Xa hơn, trải nghiệm xấu này dẫn đến tỷ lệ quay lại của khách du lịch từng tới Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các thị trường khác trong khu vực.
Bên cạnh chất lượng và số lượng các cơ sở lưu trú, những tiện ích vui chơi, giải trí, mua sắm… cũng là điều mà du lịch Việt Nam cần có kế hoạch và lộ trình phát triển rõ ràng. Bởi, dù chỉ chiếm 30% trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, các hoạt động này lại còn dư địa rất lớn để phát triển, từ đó giúp nâng cao nguồn thu cũng như chất lượng du lịch nói chung và thúc đẩy phân khúc cao cấp nói riêng.  
Nhận xét về vấn đề này, một cố vấn cấp cao hãng tàu Royal Caribbean Cruises (Mỹ) cho rằng, sản phẩm du lịch của các thành phố lớn tại Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và thiếu bản sắc riêng.
“Ngay cả với Hạ Long (Quảng Ninh), nơi đầu tiên của Việt Nam có cảng tàu khách quốc tế, sản phẩm du lịch hiện nay chưa mang dấu ấn của du lịch Quảng Ninh và thiếu các nhãn hàng cao cấp, trong khi khách du lịch tàu biển (đa phần ở phân khúc cao cấp) thường yêu cầu các đồ lưu niệm hoặc sản phẩm mua về có chất lượng rất cao”, chuyên gia này cho biết.


X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.