Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển đô thị toàn cầu

Rubix Navigation, Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính
30 tháng 10 năm 2018, 18:28 GMT + 7
  • Để hướng tới đô thị toàn cầu, Đà Nẵng cần có những định hướng chiến lược phát triển các khu đô thị đặc thù, đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển đô thị tại các vùng đất kém phát triển, đề ra các cơ chế nhằm tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững. 

Tình trạng phân lô bán nền, kiến trúc nhà ống, dân số cơ học gia tăng, phương tiện cá nhân tăng đột biến, quy hoạch ven biển bộc lộ sai lầm cùng những dự án quy hoạch treo, đang khiến Đà Nẵng đứng trước bài toán nan giải về quy hoạch đô thị tương lai. 
Dù có ý kiến cho rằng quy hoạch Đà Nẵng đang thụt lùi, song những động thái thời gian qua vẫn cho thấy quyết tâm rõ nét của thành phố Đà Nẵng trong việc quy hoạch đô thị mang tính toàn cầu.


Đà Nẵng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quy hoạch đô thị

Phải thoát tư duy nhà ống - xe máy
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Trưởng nhóm Tư vấn Phát triển Vùng duyên hải miền Trung, thẳng thắn nhận định: “Đô thị Đà Nẵng đang phải đối mặt với vấn đề lớn là không thoát được tư duy nhà ống - xe máy. Trong khi đó không gian đô thị công cộng rất hiếm, quỹ đất cho giao thông lại hạn chế. Nói nôm na, Đà Nẵng đang đi con đường những đô thị phát triển trước đã đi vào bế tắc như TP.HCM và Hà Nội”. 

Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhìn nhận Đà Nẵng với tốc độ tăng trưởng quá nhanh, tốc độ đô thị hóa quá cao do áp lực gia tăng dân số, đã để lại nhiều hạn chế, như không gian trung tâm đô thị phát triển thiếu kiểm soát, mật độ dân số quá cao ảnh hưởng đến môi trường sống, dự án đô thị ven biển thiếu kiểm soát, với mức độ dày đặc các dự án ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, thậm chí gây bức xúc trong dư luận...
Đà Nẵng là thành phố có tốc độ đô thị hóa cao
Ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), cho rằng hơn 21 năm xây dựng và phát triển, Đà Nẵng đã có những lúc tăng trưởng nóng, để lại nhiều hệ lụy. Nổi lên là áp lực gia tăng dân số kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao đột biến; hạ tầng đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông, ngập úng khi mưa; tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng không phép và sai phép, ô nhiễm môi trường; việc khai thác đất phát triển nóng về phía Đông, xem nhẹ phía Tây dẫn đến nguồn đất đai xây dựng dần cạn kiệt; chủ trương phát triển nhà ở đô thị theo hình thức phân lô bán nền, làm cho không gian đô thị chưa tạo được dấu ấn cảnh quan đô thị đặc trưng. 
“Với tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, Đà Nẵng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Đó là việc tổ chức giao thông đang đứng trước nguy cơ ùn tắc, không gian đô thị chưa tạo được điểm nhấn, bản sắc của một đô thị biển”, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, chia sẻ.
Động lực vùng kinh tế  trọng điểm miền Trung
Năm 1997, Đà Nẵng chia tách địa giới hành chính với tỉnh Quảng Nam và được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương. Đến nay, Đà Nẵng đã có ba lần điều chỉnh quy hoạch vào các năm 2002, 2010 và 2013. Sau mỗi lần quy hoạch được điều chỉnh, nhiều khu đô thị mới đã được hình thành.  Mới đây, Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm xây dựng và phát triển thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung. Để có tầm nhìn quy hoạch dài hạn, khoa học và tránh những khiếm khuyết thời gian qua, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hội thảo quy hoạch TP đến 2030, tầm nhìn đến 2045 với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành về quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị trong và ngoài nước.

Đà Nẵng có nhiều động lực để phát triển tiềm năng đô thị 
Để đáp ứng chủ trương quy hoạch phát triển bền vững, Đà Nẵng cần định hướng chiến lược phát triển không gian đô thị hài hòa giữa việc phát triển tiềm năng đô thị của thành phố với việc bảo tồn giá trị di sản quy hoạch kiến trúc và môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Hướng đến vị thế đô thị toàn cầu, Đà Nẵng cần phát huy bản sắc riêng của mình, thông qua việc xây dựng vai trò các khu đô thị và hoạt động kinh tế đặc thù, như khu đô thị sân bay quanh sân bay Đà Nẵng; khu đô thị biển quanh cảng biển và dọc theo các khu du lịch biển; khu đô thị sông nước ở hai bên sông Hàn; khu đô thị đại học gắn liền với các khu đại học và khu công nghệ cao… Đà Nẵng nên có chính sách đặc biệt ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp tiên phong giúp phát triển khu đô thị sáng tạo tại các vùng đất còn kém phát triển.
Ngoài ra, cần xác định vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong liên kết phát triển vùng và xây dựng vùng đô thị Đà Nẵng. Đề ra một số cơ chế và chính sách nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững. Đà Nẵng cần phát huy hơn nữa vai trò trong Hội đồng vùng nhằm thúc đẩy liên kết phát triển bốn lĩnh vực chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm phân bố lực lượng sản xuất; xây dựng giao thông kết nối; đào tạo nguồn nhân lực và thị trường lao động chung và bảo vệ môi trường chung. Bên cạnh đó, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm hậu cần miền Trung. Theo hướng này, Đà Nẵng có thể đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu và xây dựng trung tâm hậu cần gần cảng.
X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.