Rubix-navigation

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Nhật Bản tăng cường đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Rubix Navigation
12 tháng 10 năm 2018, 09:36 GMT + 7
  • Trong chín tháng đầu năm 2018, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 5,8 tỉ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Sự ổn định kinh tế vĩ mô, những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ cùng sự phát triển vượt bậc của thị trường bất động sản tại Việt Nam là những yếu tố khiến các doanh nghiệp Nhật Bản mạnh tay rót vốn. Ngoài ra, thị trường bất động sản Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư  bởi yếu tố dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa. Theo World Bank, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 đạt 3%, ngang với Thái Lan và cao hơn Indonesia, Singapore và Philippines, giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến 2,6% và 2020 - 2025 là 2,2%, cao nhất trong khu vực.

Các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vốn vào bất động sản Việt Nam

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong chín tháng đầu năm 2018, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản đạt 5,8 tỉ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Một yếu tố khá quan trọng là chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản trong những năm gần đây. Việc áp dụng lãi suất âm đã kích thích hoạt động đầu tư của giới đầu tư tại Nhật Bản, tất nhiên trong đó có nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đã mở rộng ra nước ngoài. Và với sự hấp dẫn đang hiện hữu, bất động sản Việt Nam đã trở thành điểm đến của dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản với nhiều dự án lớn trong những năm gần đây.

Điển hình như dự án đô thị thông minh Bắc Hà Nội có quy mô khoảng 271 héc-ta, nằm trên địa bàn xã Hải Bối huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư 4,138 tỉ USD (khoảng 94.300 tỉ đồng), sẽ được phát triển trong năm giai đoạn với năm mô hình liên doanh phát triển cho các giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một có diện tích hơn 73 héc-ta và tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD (khoảng 23.000 tỉ đồng) do liên doanh BRG - Sumitomo phát triển.

Ở khu vực phía Nam, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM. Gần đây nhất, Tập đoàn Nam Long công bố hợp tác với hai nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishi Nippon Railroad để phát triển dự án Akari City có diện tích 8,5 héc-ta tại quận Bình Tân. Trước đó, Nam Long đã bắt tay hợp tác với nhà đầu tư Nhật Bản để thực hiện các dự án Mizuki Park với quy mô lên đến 26 héc-ta, Kikyo Residence, Flora Sakura hay Fuji Residence.


Fuji Residence

Không chỉ ở phân khúc nhà ở, các dự án văn phòng cũng được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Điển hình như Tập đoàn Nomura Real Estate Asia đã mua lại 24% vốn trong tòa nhà văn phòng hạng A Sunwah Tower tọa lạc ngay trung tâm Q1. Đây là cao ốc văn phòng hạng A đầu tiên Nomura rót vốn đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trước đó, Tập đoàn Mitsubishi cũng đã mua lại 11.000m2 văn phòng trong khu phức hợp Le Meridien từ Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước, hay tòa văn phòng hạng A nổi tiếng A&B Tower cũng lọt vào tay của một nhà đầu tư Nhật Bản.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.