Rubix-navigation

Thứ Năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Rubix Navigation
08 tháng 04 năm 2019, 14:53 GMT + 7
  • Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái một trong những mũi nhọn phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nhờ diện tích lớn nhất cả nước và lợi thế "ven biên, ven biển" độc đáo.

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng xem xét, hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Ninh lập điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

Móng Cái, Quảng Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là một trong 11 khu công nghiệp của Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2020 với tổng diện tích gần 370.000 héc-ta. Đây là một trong những mũi nhọn phát triển của tỉnh Quảng Ninh, nhờ diện tích lớn nhất cả nước và lợi thế "ven biên, ven biển" độc đáo. Không chỉ vậy, khu kinh tế này còn có các điểm đến du lịch giàu tiềm năng như Trà Cổ, Vĩnh Thực – Vĩnh Trung, Cái Chiên, các di tích văn hóa tâm linh,núi rừng và các trung tâm, siêu thị mua sắm; cùng nhiều lợi thế phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đây cũng là khu vực có môi trường kinh doanh ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo. Hiện Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược như SunGroup, VinGroup, EcoPark, T&T,Viglacera…


Cửa khẩu Móng Cái

Trong những năm qua, bên cạnh các cơ chế của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh cũng có chính sách ưu đãi riêng để thu hút các nhà đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, thu hút nhiều tập đoàn lớn đến nghiên cứu, đề xuất các dự án quy mô về dịch vụ, du lịch, công nghiệp hướng đến tăng trưởng bền vững, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên. Tuy vậy, sự phát triển của các khu kinh tế này vẫn chưa xứng với tiềm năng do một số cơ chế, chính sách chưa đủ hấp dẫn; vấn đề quản lý nhà nước còn chồng chéo dẫn đến quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn thấp, thiếu đồng bộ các công trình hạ tầng, thiết chế văn hóa, nhà ở công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu...

Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1626/QĐ-TTg ngày 18/9/2015, Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái bao gồm toàn bộ thành phố Móng Cái và 9 xã, thị trấn của huyện Hải Hà, có tổng diện tích 121.197 héc-ta, trong đó diện tích đất liền 66.197 héc-ta, diện tích mặt biển 55.000 héc-ta.

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái phía Bắc giáp Đông Hưng (Trung Quốc); phía Tây giáp huyện Đầm Hà và Vân Đồn; phía Đông và Nam giáp Biển Đông (vịnh Bắc Bộ) được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: Khu cửa khẩu quốc tế, các khu công nghiệp, trung tâm tài chính, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác.

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.