Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Đề xuất điều chỉnh quy hoạch hệ thống cao tốc Việt Nam đến sau 2030

Rubix Navigation, Trí Thức Trẻ
05 tháng 09 năm 2018, 15:58 GMT + 7
  • Đến sau năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 6.500km cao tốc, tập trung nối các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) và các tuyến ra cảng biển.

Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia. Trong đó, tập trung xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của bốn vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km.

Các tuyến này gồm Tuyến Bắc – Nam (hai tuyến/3.083km); khu vực phía Bắc (14 tuyến/1.368km); khu vực miền Trung và Tây Nguyên (ba tuyến/264km); khu vực phía Nam (bảy tuyến/983km); vành đai cao tốc tại Hà Nội và TP. HCM (năm tuyến/713km).

Đến sau năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 6.500km cao tốc

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu đơn vị tư vấn TEDI cùng các cơ quan của Bộ và địa phương phối hợp thống nhất nội dung để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Quốc hội về việc điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Mạng Đường bộ Cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; rà soát lại quy mô đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, so sánh với quy hoạch trước đây để có đầu tư cho phù hợp.

Bộ trưởng yêu cầu phải rà soát lại quy mô đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc hiện nay, tuyến kết nối mới, khu đô thị lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…); các cảng lớn, chuyên dụng (cảng Cát Lái, cảng Lạch Huyện, khu vực Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định…); đường kết nối trục dọc (khu vực miền Trung); kết nối các sân bay quốc lớn (Sân bay quốc tế Long Thành, Sân bay quốc tế Nội Bài, ); các bến xe…

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.