Rubix-navigation

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
Hà Nội:
TP HCM:
Đà Nẵng:
Singapore:
Phnom Penh:
Jakarta:
Vientian
Kuala Lumpur:
Yangon:
Manila:
Bangkok:
AUD-VND:
USD-VND:
GBP-VND:
JPY-VND:
THB-VND:
SGD-VND:
KRW-VND:
MYR-VND:
EUR-VND:
Dow Jones:
S&P 500:
FTSE 100:
DAX:
CAC 40:
NIKKEI 225:
Hang Seng:
VN:
en vi
Mới nhất

Bất động sản Việt Nam hút mạnh vốn đầu tư

Rubix Navigation, Thesaigontimes
10 tháng 09 năm 2018, 09:19 GMT + 7
  • Lĩnh vực bất động sản thu hút hơn 5,5 tỉ USD vốn ngoại đăng ký trong sáu tháng đầu năm 2018 và 232.991 tỉ đồng vốn nội đăng ký trong bảy tháng đầu năm 2018.

Sôi động vốn ngoại

Cuối tháng 07 vừa qua, nhà phát triển bất động sản 100% vốn nước ngoài Alpha King đã giới thiệu đồng thời ba dự án bất động sản ở quận 1, TPHCM, gồm căn hộ dịch vụ hạng sang (số 2 Tôn Đức Thắng), tòa nhà văn phòng hạng A Alpha Town (289 Trần Hưng Đạo), và khu phức hợp Alpha City (87 Cống Quỳnh). CEO của Alpha King - ông Jimmy Chan, cho biết thời gian xây dựng các dự án này trong vòng 2 - 3 năm. Ông tin rằng đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm của Alpha King về tư vấn, thiết kế và quản lý bất động sản có khả năng phát triển những dự án bất động sản đẳng cấp và có điểm nhấn về kiến trúc tại TP.HCM.

Trong khi đó, lần đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở nước ngoài, tập đoàn Hinokiya của Nhật Bản đã chọn thị trường TPHCM thông qua hợp tác chiến lược với Tập đoàn Thế giới Kỹ thuật (TWG Corporation) của Việt Nam. Ông Lê Cao Minh, Tổng giám đốc TWG, cho biết hai bên sẽ liên doanh góp vốn với tỷ lệ 50:50 (không sử dụng nguồn vốn vay) để triển khai một dự án nhà ở kiểu Nhật Bản rộng 9,7 héc-ta. Theo lãnh đạo Hinokiya, tập đoàn này nhìn thấy tiềm năng đầu tư bất động sản ở Việt Nam, nơi có nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định với dân số đông và trẻ cùng việc thu nhập của người dân đang tăng...

Alpha King và Hinokiya chỉ là hai trong nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rót mạnh vốn vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực bất động sản trong sáu tháng đầu năm 2018 (gồm các dự án nhà ở, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, văn phòng, du lịch...) là hơn 5,5 tỉ USD, chiếm 27,25% tổng vốn FDI đăng ký. Kết quả này vượt cả tổng số vốn cam kết đầu tư vào bất động sản của hai năm 2017 (hơn 2 tỉ USD) và 2016 (1,7 tỉ USD) nhờ một số dự án có quy mô vốn lớn. Đáng chú ý nhất là dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Hà Nội của nhà đầu tư Nhật Bản có tổng vốn đầu tư tới 4,138 tỉ USD. Ngoài ra, dự án Lotte Mall Hà Nội có mức đầu tư 600 triệu USD cũng đã nhận được chứng nhận đầu tư để phát triển một tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ kinh doanh lưu trú ngắn ngày.

Nhận định về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, cho rằng sự ổn định của kinh tế vĩ mô đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường trong nước và thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Một vài nhận định khác cho rằng có nguyên nhân từ sự cải thiện chính sách thu hút vốn đầu tư và thị trường bất động sản đang nằm trong nhóm dẫn đầu về doanh thu.

Thị trường bất động sản Việt Nam thu hút mạnh vốn đầu tư trong nước và ngoài nước

Bên cạnh đầu tư trực tiếp, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đang chứng kiến sự sôi động của các hoạt động M&A hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp/dự án trong nước. Đáng chú ý là giao dịch của Nomura Real Estate (Nhật Bản) mua 24% quyền sở hữu tại Sunwah Tower ở trung tâm quận 1, TPHCM. Hay hồi tháng 03/2018, CapitaLand đã mua lại 0,9 héc-ta đất tại một vị trí đắc địa ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho một dự án căn hộ - văn phòng - khu bán lẻ. Thương vụ này sẽ mở rộng danh mục đầu tư của CapitaLand lên 12 dự án khu dân cư, một khu phức hợp và 21 khu nhà ở dịch vụ tại sáu thành phố của Việt Nam.

Gần đây, nhà đầu tư Singapore Keppel Land cũng đã mua 10% cổ phần còn lại của Jencity Limited tại dự án Saigon Sports City, trị giá khoảng 11,4 triệu USD. Đây là dự án bao gồm 4.300 căn nhà cao cấp và đầy đủ cơ sở hạ tầng thể thao, giải trí, mua sắm và ăn uống.

Tháng 04/2018, Quỹ Đầu tư GIC Private Limited của Singapore đã ký thỏa thuận với Vinhomes và một công ty thành viên khác của tập đoàn Vingroup, đầu tư 1,3 tỉ USD dưới hai hình thức: mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ (như khoản cho vay) để Vinhomes thực hiện các dự án bất động sản.

Thời gian qua, việc Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay bất động sản và tăng cường kiểm soát nợ xấu đã buộc các nhà đầu tư trong nước tìm kiếm các nguồn vốn khác, trong khi các nhà đầu tư ngoại thì cho rằng lĩnh vực bất động sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển và có mức sinh lợi cao so với các thị trường khác trong khu vực. Theo ghi nhận của JLL - tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản, hình thức phổ biến mà nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng là thâu tóm phần lớn cổ phần của doanh nghiệp trong nước để tham gia vào chiến lược phát triển dự án, hoặc góp vốn dưới dạng mua cổ phần để đồng phát triển dự án.

Và sự chuyển động của dòng vốn trong nước

Cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, lĩnh vực bất động sản cũng thu hút mạnh vốn đầu tư trong nước. Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước thành lập hoạt động kinh doanh bất động sản trong bảy tháng đầu năm nay tăng 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất so với những ngành nghề khác. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đạt 232.991 tỉ đồng, chiếm 30,2% tổng vốn đăng ký bảy tháng đầu năm nay. Kết quả này được xem là trái ngược với dự báo hồi đầu năm, khi đó, vào thời điểm thị trường có dấu hiệu chững lại cùng những cảnh báo về nguy cơ lệch pha cung - cầu, có không ít ý kiến lo ngại thị trường tiềm ẩn những rủi ro. Theo giới chuyên môn, nguồn cung của thị trường bất động sản khá dồi dào nhưng nhu cầu vẫn tiếp tục tăng, nhất là đối với những sản phẩm tốt, có hạ tầng phát triển, có cơ hội đầu tư hay thuận lợi để cho thuê lại.

Phân khúc nhà ở cũng tiếp tục thu hút giới đầu tư trong nước. Tập đoàn Xuân Mai đã mua lại dự án Eco Green Saigon rộng 14 héc-ta tại quận 7, TPHCM. Tập đoàn Nam Long tiếp tục hợp tác với tập đoàn Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad của Nhật Bản để phát triển dự án khu dân cư Akari City tại quận Bình Tân (TPHCM)...

Đầu tư thông qua M&A ngày càng trở nên phổ biến khi nó kết hợp được thế mạnh của cả hai bên: nhà đầu tư nước ngoài với khả năng tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm và doanh nghiệp trong nước đang sở hữu quỹ đất lớn, có sự am hiểu về trình tự, thủ tục đầu tư. Với những diễn biến hiện nay, năm 2018 được dự báo là năm có thể xác lập kỷ lục mới về M&A trong lĩnh vực bất động sản. 

X
Bình luận của bạn:
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.